Lịch sử Lựa chọn hạt nhân

Quy tắc Thượng viện trước năm 1917

Trong các quy tắc đầu tiên của Thượng viện có bao gồm một thủ tục để hạn chế tranh luận nhưng đã bị bãi bỏ vào năm 1806 do hiểu lầm rằng nó không có ích gì.[14] Bắt đầu từ năm 1837, các thượng nghị sĩ bắt đầu tận dụng kẽ hở này trong các quy tắc bằng cách đưa ra các bài phát biểu dài dòng để ngăn chặn các dự luật mà họ phản đối, chiến thuật này được gọi là "cản trở" (Filibuster), bài phát dài nhất kéo dài lên đến 24 giờ 18 phút, được đưa ra bởi Strom Thurmond chống lại Đạo luật Dân quyền vào năm 1957.

Năm 1890, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Nelson Aldrich đe dọa sẽ đánh bại những phản đối từ Đảng Dân chủ đối với Đạo luật Bầu cử Liên bang bằng cách viện dẫn một thủ tục tương tự với lựa chọn hạt nhân ngày nay. Nếu tất cả mọi thứ đều như dự kiến của Aldrich thì một tiền lệ mới sẽ ra đời cho phép hạn chế một cuộc tranh luận khi đa số thành viên ủng hộ. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ cuối cùng đã có thể tập hợp đa số thành viên nhằm bãi bỏ kế hoạch của Aldrich.

Kỷ nguyên Hòa giải sớm, 1917 – 1974

Lựa chọn hạt nhân đã có thể được bắt nguồn từ ý kiến vào năm 1917 của Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Thomas J. Walsh từ Montana. Walsh cho rằng Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Thượng viện có thể bỏ qua các quy tắc do chính nó trước đó đã thiết lập và có quyền sửa đổi các quy tắc của mình với sự ủng hộ từ đa số thành viên.[15]

Hiến pháp quy định rằng mỗi viện có thể tự lập ra các quy tắc của riêng mình, điều đó có nghĩa là mỗi viện có thể sửa đổi các quy tắc của mình với đa số phiếu ủng hộ."

— Thomas J. Walsh, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Đảng Dân chủ từ Montana, phát biểu trước Thượng viện

Những người phản đối cho rằng sửa đổi của Walsh sẽ dẫn đến sự hỗn loạn về mặt thủ tục, nhưng lập luận của ông là nhân tố chính trong việc thông qua thủ tục Hòa giải đầu tiên vào cuối năm đó.

Năm 1957, Phó Tổng thống Richard Nixon (và do đó đồng thời là Chủ tịch Thượng viện) đã viết một ý kiến cố vấn rằng Thượng viện có thể tự sửa đổi các quy tắc của chính mình với đa số thành viên ủng hộ.[16][17] (Nixon nói rõ rằng ông ấy chỉ đưa ra ý kiến cá nhân, không phải phán quyết chính thức).[18] Ý kiến của Nixon, cùng với các ý kiến tương tự của Hubert Humphrey và Nelson Rockefeller, được coi là tiền lệ để ủng hộ quan điểm rằng Thượng viện có thể tự sửa đổi các quy tắc của mình vào đầu mỗi phiên họp với đa số thành viên ủng hộ.[19] Khi Quốc hội Hoa Kỳ khóa 85 khai mạc vào tháng 1 năm 1957, Clinton P. Anderson đã cố gắng viện dẫn ý kiến của Nixon để sử dụng Lựa chọn hạt nhân nhưng bị Lyndon B. Johnson, với tư cách là Lãnh đạo Đa số Thượng viện, bãi bỏ.[20].[20][21]

Quy tắc 60 phiếu bầu được giữ nguyên, 1975 – 2004

Một loạt phiếu bầu vào năm 1975 đã được coi là tiền lệ cho lựa chọn hạt nhân. Theo một số cá nhân, thủ tục này đã được Thượng viện tán thành ba lần vào năm 1975 trong một cuộc tranh luận liên quan đến luật bỏ phiếu.[22][lower-alpha 1] Một bản thỏa hiệp đã đạt được để giảm yêu cầu bỏ phiếu từ hai phần ba số phiếu (67 phiếu nếu 100 Thượng nghị sĩ có mặt) xuống còn ba phần năm số phiếu như hiện tại (60 phiếu nếu 100 Thượng nghị sĩ có mặt).

Thượng nghị sĩ Robert Byrd sau đó đã thực hiện các thay đổi trong vấn đề thủ tục của Thượng viện với đa số thành viên ủng hộ khi ông là lãnh đạo đa số mà không cần sự ủng hộ của 2/3 số thượng nghị sĩ có mặt.[23] Tuy nhiên, không có dự luật nào được thông qua nếu vắng mặt 41 Thượng nghị sĩ.

Tranh luận về các Đề cử Tư pháp năm 2005

Lãnh đạo Đa số Bill Frist từ Tennessee đã đe dọa sử dụng lựa chọn hạt nhân để đánh bại chiến thuật cản trở của Đảng Dân chủ đối với các Ứng cử viên Tư pháp do Tổng thống George W. Bush đề cử. Để đối phó với Frist, Đảng Dân chủ đe dọa đóng cửa Thượng viện và từ chối xem xét tất cả các hoạt động lập pháp thông thường của Thượng viện. Cuộc đối đầu cuối cùng đã bị ngăn chặn bởi Nhóm 14, một nhóm gồm bảy Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ và bảy Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, tất cả đều phản đối lựa chọn hạt nhân và phản đối các ứng cử viên tư pháp, trừ những trường hợp bất thường. Một số ứng cử viên đã được đưa ra tầng Thượng viện, được bỏ phiếu và phê duyệt, còn những người khác đã bị loại và không đưa ra biểu quyết, như trong thỏa thuận.

Sửa đổi quy tắc, 2011 và 2013

Năm 2011, dựa trên phần lớn Thượng nghị sĩ Dân chủ (nhưng không phải đa số) ủng hộ, các Thượng nghị sĩ Jeff MerkleyTom Udall đã đề xuất cải cách chiến thuật cản trở bằng cách sử dụng lựa chọn hạt nhân nhưng Lãnh đạo Đa số Harry Reid ngăn cản họ phát triển quan điểm của mình.[24] Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2011, Reid đã tạo ra một sự thay đổi tiền lệ nhỏ hơn của Thượng viện. Trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 51–48, Thượng viện đã cấm bất kỳ thành viên thay đổi quy tắc sau khi chiến thuật cản trở bị đánh bại,[25][26][27] mặc dù thay đổi này không ảnh hưởng đến khả năng 41 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa vắng mặt để ngăn chặn Đảng Dân chủ bỏ phiếu.

Lựa chọn hạt nhân lại được nhen nhóm sau cuộc bầu cử quốc hội năm 2012, lần này dựa trên phần lớn các đảng viên Dân chủ ở Thượng viện (không phải đa số).[28] Đảng Dân chủ đã là đảng chiếm đa số tại Thượng viện từ năm 2007 nhưng chỉ trong một thời gian ngắn họ đã có đủ 60 phiếu bầu cần thiết để đánh bại chiến thuật cản trở. The Hill cho rằng Đảng Dân chủ "có khả năng" sẽ sử dụng lựa chọn hạt nhân vào tháng 1 năm 2013 để thực hiện các cải cách liên quan đến chiến thuật cản trở,[29] nhưng hai đảng đã cố gắng đàm phán hai gói sửa đổi các quy tắc này, và được thông qua vào ngày 24 tháng 1 năm 2013 với các tỷ lệ lần lượt 78–16 và 86–9,[30] do đó tránh được lựa chọn hạt nhân.[31]

Vào tháng 7 năm 2013, lựa chọn hạt nhân đã được đưa ra khi các đề cử bị các Thượng nghị sĩ Cộng hòa ngăn chặn trong khi các Thượng nghị sĩ Dân chủ chuẩn bị thúc đẩy việc thay đổi quy tắc về chiến thuật cản trở của viện.[32] Vào ngày 16 tháng 7, đa số Thượng nghị sĩ Dân chủ đã đến Phòng Thượng viện để chuẩn bị sử dụng lựa chọn hạt nhân nhằm thông qua bảy trong số các ứng cử viên hành pháp vốn đã bị trì hoãn từ lâu của Tổng thống Obama. Cuối cùng, các Thượng nghị sĩ Dân chủ quyết định không sử dụng lựa chọn hạt nhân do Nhà Trắng đã rút hai trong số các đề cử để năm người còn lại được đưa ra tầng để bỏ phiếu, nơi họ được xác nhận thông qua.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lựa chọn hạt nhân http://orig.clarionledger.com/news/0305/23/m05.htm... http://www.cnn.com/2017/04/06/politics/senate-nucl... http://writ.news.findlaw.com/dean/20050506.html http://www.foxnews.com/politics/2013/07/16/senate-... http://www.foxnews.com/politics/2017/04/06/republi... http://www.huffingtonpost.com/2013/11/21/senate-fi... http://www.lasvegassun.com/news/2011/oct/06/harry-... http://www.nationalreview.com/benchmemos/benchmemo... http://www.newyorker.com/archive/2005/03/07/050307... http://www.politico.com/news/stories/1011/65383.ht...